Đức Đạt Lai Lạt Ma chánh thức truyền Đại Quán Đảnh Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn: Ngày thứ 1

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma ban hai buổi Quán Đảnh trực tuyến cho thính chúng trên toàn thế giới về Đức Quan Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn và lễ gia trì Quán Âm Sư Tử Hống tại Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 29 và 30 tháng 5, 2020. Ngày đầu tiên là những nghi lễ chuẩn bị dể nhập môn; ngày thứ hai là lễ ban Quán đảnh chính thức. Chương trình trực tuyến cũng được phát trên các kênh ngôn ngữ khác nhau trên các trang web chính thức của Ngài tương ứng với các ngôn ngữ ấy.

Đức Đạt Lai Lạt Ma chánh thức truyền Đại Quán Đảnh Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn: Ngày thứ 2

Ngày 2 của lễ truyền Quán đảnh Quan Thế Âm hai ngày của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma từ Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 30 tháng 5, 2020. Chư thính chúng trong khi xem thuyết giảng trực tuyến – xin vui lòng tuân thủ những qui định của luật giãn cách xã hội.

Lion-Faced Ḍākinī: Senge Dongma

Tibetan: སེང་གེ་གདོང་མ་ Senge Dongma
English: Lion-Faced Ḍākinī
Sanskrit: Siṃhamukhā
Vietnamese: Sư Diện Không Hành Phật Mẫu

Senge Dongma (Sanskrit: Siṃhamukhā or Siṃhavaktrā, Vietnamese: Sư Diện Không Hành Phật Mẫu) otherwise known as The Lion-faced Ḍākinī. In the Nyingma terma tradition, she is considered as one of the many forms of Padmasambhava, specifically a secret form of Guru Rinpoche manifested to avert spiritual obstacles and negativity. Siṃhamukhā is also practiced by other Sarma lineages, based off the Cakrasamvara tantra cycle. Jamyang Khyentse Wangpo who formed a special Sarma tradition which combines Nyingma-terma with other lineages such as Sakya and Kagyu. In the Sarma traditions she arises out of the Chakrasamvara cycle of tantras and belongs to the Anuttarayoga ‘wisdom’ classification.

Description of the Ḍākinī Simhamukha from vajranatha.com:

In the sadhana for Vajra Dakini Simhamukha, written by Jamgon Kongtrul, the goddess is described as follows: (more…)

Sư Diện Không Hành Phật Mẫu: Lion-Faced Ḍākinī

Tên Việt: Sư Diện Không Hành Phật Mẫu
Tên Phạn: Siṃhamukhā
Tên Tạng: སེང་གེ་གདོང་མ་ Senge Dongma
Tên Anh: Lion-Faced Ḍākinī

Người Họa Sĩ Vẽ: Jim Yeh

Sư Diện Không Hành Phật Mẫu (Tên Phạn: Siṃhamukhā, Tên Tạng: Senge Dongma, Tên Anh:  Lion-Faced Ḍākinī) gợi chút cảm hứng. Sư Diện Phật Mẫu là một Ḍākinī hình tướng phẫn nộ, chuyên tiêu trừ các chướng ngại thuộc ma thuật đen.

Là một vị Hộ Pháp nữ tính thuộc Phẫn Nộ Tôn có đủ sức Đại Uy Thần, hay bảo vệ Giáo Lý của Đức Phật Đà, chặn đứng tất cả Tà Ma, đối trị Tà Thuật, trừ khử chướng ngại. Ngài hóa hiện khuôn mặt sư tử cái để trấn áp những vị Trời, Quỷ mà những phương tiện khác khó chế phục được, và hiển hiện tướng hung bạo phẫn nộ để điều phục bốn Ma.

Hình tượng của Sư Diện Không Hành Mẫu là thân người màu xanh lam (hoặc màu hồng đỏ), đầu sư tử trắng, có ba con mắt lớn với con ngươi tròn trịa, nhìn giận dữ, há miệng nhe nanh cuốn lưỡi, hai tai rũ xuống bên dưới, tóc màu xanh dựng đứng, đội mão năm đầu lâu. Thân trên lõa lồ, hai vú căng phồng lên, mặc quần da cọp, cổ đeo 50 cái đầu người còn tươi, dùng vật trang sức bằng xương đề làm chuỗi Anh Lạc, tay trái cầm cái chén đầu người bên trong chứa đầy máu thịt uế ác, để ngang ngực; vai trái nghiêng giữ cây gậy Tam Xoa Chương Ca có ba cái đầu lâu. Tay phải giơ cao cầm con dao hình mặt trăng, mười ngón tay bén nhọn như móng vuốt cọp, thân thể hiện bày tư thế đứng múa, đứng ở trên Liên Hoa Nhật Luân (vành mặt trời trong hoa sen), chân phải giơ lên co gập lại, chân trái duỗi đứng dẫm đạp trên thân người nam nằm ngửa, sau lưng hiện ánh sáng rực lửa của Bát Nhã.

Câu chuyện về Sư Diện Phật Mẫu như sau: (more…)

Tính Tỉnh Thức Tự Giải Thoát

Padmasambhava
 
Kính lễ bậc Sanh Nơi Hoa Sen của Uddiyana.
 
Đây Là Những Giáo Huấn Nói Miệng Trong Đại Ấn.
 
Đạo sư của Uddiyana nói: Hãy nghe, Tsogyal. Khi dạy những giáo huấn trực tiếp của Đại Ấn, có bốn điểm: Đại Ấn của cái thấy, Đại Ấn của thiền định, Đại Ấn của quả, và Đại Ấn của tu hành.
 
Trước hết, về Đại Ấn của cái thấy, một tantra nói:
Đại Ấn của cái thấy là bản tánh cơ bản của tâm,
Với không có cái gì để chứng minh hay bác bỏ.
Theo cách này, Đại Ấn không có chỗ nương tựa, không có điểm quy chiếu, bản tánh là vô sanh và không chết qua các hoàn cảnh. Trò chơi của nó là không giới hạn và là trạng thái tự nhiên, bản tánh căn bản của tất cả mọi cái có thể được biết.
 
Hơn nữa, những đức hạnh của nó không cần sản xuất ra và cũng không có khuyết điểm phải loại bỏ, tương tự tin một sợi dây là con rắn. Chính ý niệm con rắn là sai lầm chứ không phải sợi dây; dù ngay cái nhìn đầu tiên nó có vẻ là một con rắn, con chứng ngộ rằng nó chỉ là một sợi dây. Sợi dây không cần được chứng minh mà con rắn cũng không cần được bác bỏ, dù một chút nhỏ. Trong cách ấy, bản tánh căn bản của mọi sự vật chính nó là bản tánh của Đại Ấn. Thế nên không cần tạo ra tính tỉnh thức không có tư tưởng và cũng không có tư tưởng cần loại bỏ. Tỉnh thức không có tư tưởng là trực tiếp hiện diện khi đang tư tưởng, và như vậy – không thuộc về phạm trù như thường hay đoạn, hoặc người tri giác hay cái được tri giác – nó được biết là thanh tịnh bổn nguyên và toàn thiện.

(more…)

Chìa Khóa Cho Thành Công Trong Mọi Nỗ Lực Là Quyết Tâm Bên Trong

Đức Dilgo Khyentse Rinpoche
 
Dĩ nhiên điều chúng ta muốn là sự tốt đẹp của chính chúng ta,
 
Thế nên chúng ta phải thành thật với chính mình:
 
Nếu chúng ta không thành tựu tinh túy của Pháp cho chính
chúng ta,
 
Thì chẳng phải chúng ta đang hủy hoại chính cuộc đời mình sao?
 
Không có ai có ý định xấu với mình. Người ta không bao giờ nghĩ đến chính mình tốt đẹp biết bao nhiêu nếu mắc bệnh, cũng không mong mỏi bị tàn tật hay nghèo khó hay mong cho bị trộm cướp; điều họ nghĩ là họ muốn được hạnh phúc biết bao nhiêu, và cả một sự thích thú nếu giàu có và tiện nghi. Nhưng những ý tưởng này đến từ đâu? Chúng đến từ sự tin tưởng vào một cái “tôi”. Chính vì sự tin tưởng bắt rễ sâu xa này mà chúng ta bận bịu trước hết với hạnh phúc của chính chúng ta. Trong khuôn khổ này của tâm thức, chúng ta sẽ không bao giờ thỏa mãn. Ngay dù chúng ta có lên ngôi hoàng đế của toàn thể vũ trụ, chúng ta cũng còn tham muốn nhiều quyền lực, sung túc và lạc thú hơn nữa.

(more…)

Lời Nguyện Đại Ấn

Karmapa Rangjung Dorje thứ Ba    

(1)

Trong Mạn đà la con thấy Guru, Bổn tôn và các Thánh,

Trong mọi lúc mọi phương con thấy chư Phật và chư Bồ tát,

Với thành tâm sâu xa con cầu nguyện tất cả các ngài;

Ban phước cho những ước nguyện của con.

(2)

Những nghiệp thiện của tâm và thân

Và những công đức của tất cả chúng sanh

Là những dòng suối sạch trong từ Núi Tuyết.

Nguyện chúng tự do đổ về biển cả

Của Bốn Thân của Phật quả bao la.

(3)

Qua mọi đời tương lai của con

Nguyện con không nghe những từ

Như “khổ đau” và “tội lỗi”

Nguyện con luôn luôn

Chia xẻ niềm vui và cái tốt đẹp

Trong đại dương Pháp bao la. (more…)