Tiểu Thừa, Đại Thừa, Tantra, Và Dzogchen

Nuden Dorje
 
* Tiểu thừa, Đại Thừa
 
Nói chung, những giáo lý của Phật bắt đầu với cái được gọi là con đường tiểu thừa (hinayana), chú tâm vào việc tách lìa khỏi sanh tử. Trong cách tiếp cận thế giới này, bạn dùng nhiều thời gian suy nghĩ kinh nghiệm đời sống đáng sợ như thế nào. Chúng ta làm như vậy để phá hoại khuôn khổ của sự gán ghép ý nghĩa cho những sự vật trong thế giới của chúng ta. Chẳng hạn, bạn phải suy nghĩ thân này đầy những chất ghê tởm như mủ, máu, gân, xương, nước tiểu, phân và thân người khác cũng như vậy thì tham muốn của bạn phải giảm sút.
 
Nếu chúng ta muốn từ bỏ sanh tử và thoát khỏi nó, luôn luôn dễ hơn nhiều khi nghĩ về những lỗi lầm của những người khác. Trong phần từ bỏ mọi đối tượng kích thích những giác quan đẩy chúng ta vào tham hay sân, mọi thứ làm mạnh thêm sự nối kết của chúng ta với thế giới cần phải được dừng lại.
 
Tuy nhiên trong cái thấy nyingma mà chúng ta nỗ lực thực hành, chúng ta dùng những yếu tố then chốt của quan điểm từ bỏ này và hòa nhập chúng. Thay vì thực sự tin tưởng sanh tử là một chốn khó khăn, chúng ta dùng ý tưởng này như một áp lực chiến thuật để cố gắng đánh bật khuôn khổ của sự bám luyến của chính chúng ta. Điều đó nghĩa là chúng ta dùng thái độ như một phương pháp giúp chúng ta bớt bám chấp vào những ám ảnh bình thường của mình để cho chúng ta có nhiều không gian hơn để nhận biết cái gì là thật tánh của hiện hữu chúng ta. Và rồi trong con đường đại thừa chúng ta khai triển trí huệ và lòng bi cùng nhau và chúng ta lập lại điều này để có nhiều không gian hơn nữa. Nếu chúng ta cam kết giúp đỡ những người khác, chúng ta sẽ không thể làm điều này nếu tiếp tục bị ám ảnh bởi tự ngã.
 
Trong con đường tiểu thừa chúng ta nói thế giới là xấu và muốn ra khỏi nó đến độ có một xung đột giữa chúng ta và thế giới. Nhưng trong con đường đại thừa chúng ta cố gắng nội tâm hóa sự xung đột khiến nguyện vọng tốt đẹp và giúp đỡ người khác của chúng ta xung đột với nghiệp xấu ích kỷ của chúng ta. Mặc dù đặt người khác lên trước nhất, nhưng cái ta ích kỷ và người luôn luôn có xung đột. Và giải pháp thực sự trong đại thừa là chiến đấu, khi người ta tự nguyện trải qua nhiều đời để giúp đỡ những người khác. Đó là dấn thân trực tiếp với những biểu lộ của giới hạn, và tịnh hóa nó qua trí huệ.

(more…)

Đức Hiếu

Hiếu là một giá trị sống tốt đẹp có trong mọi nền văn hoá. Ở Việt Nam chúng ta, hiếu là một trong những phạm trù quan trọng được cả Phật giáo và Nho giáo đề cao, Nho học chú trọng vào đời sống gia đình, xã hội nên giá trị sống hiếu được cổ xuý nhiều. Nhưng vì Nho học được phát triển trong bối cảnh chế độ quân chủ nên khái niệm hiếu cũng bị giới hạn. Và theo cảm thức thông thường, cái gì giới hạn đều thường phát sinh ra sự mâu thuẫn, xung đột. Không được đặt trong một thế giới quan rộng lớn, chữ hiếu, mặc dù là một yếu tố quan trọng của đạo làm người, nhưng có khi lại gây ra những thảm kịch, như chúng ta thường thấy trong văn học, phim ảnh của Trung Hoa. Chẳng hạn, vì hiếu mà phải giết cha người khác để trả thù cho cha mình; vì hiếu mà phải bán mình để chuộc cha… Trong khi đó, xuất gia để thiết thực lo cho mình, cho người thì lại xem là “bất hiếu”… Và trong thời đại ngày nay, nếu cha mẹ ly dị, hay một trong hai người qua đời, thì để giữ lòng hiếu, chắc là phải thù ghét vợ sau hay chồng sau của cha mẹ mình.
 
Trong bối cảnh Phật giáo, hiếu được nhìn trong một viễn cảnh rộng lớn, và vì rộng lớn nên ít gây nên mâu thuẫn xung đột. Không những thế còn nâng cấp con người đến chỗ hoàn thiện. Trước hết, chúng ta thấy có ba yếu tố cấu thành lòng hiếu: tình thương yêu, sự kính trọng và ơn nghĩa.
 

(more…)