Chú Lăng Nghiêm Kệ và Giảng Giải

Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát 🙏🙏🙏
Chúng con, ban biên tập trang web TriTueTubi.com cũng như WisdomCompassion.org. Xin chia sẽ cùng đại chúng Chú Lăng Nghiêm do Hòa Thượng Tuyên Hoá giảng giải.

“Chú Lăng Nghiêm là cốt tuỷ trong Phật Giáo, nhờ Chú Lăng Nghiêm mà chánh Pháp mới tồn tại lâu dài.
Trong năm đệ Chú Lăng Nghiêm thì hai đệ đầu đa số là danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát, A La Hán, chư Thiên, Hộ Pháp thiện thần, còn ba đệ cuối đa số là danh hiệu của các vị Quỷ Thần Vương.

… Cố Hoà Thượng Tuyên Hoá đã nói rõ tầm quan trọng của Chú Lăng Nghiêm, chỉ cần chúng ta người xuất gia, hoặc tại gia, trì tụng mỗi ngày, thì công đức thật không thể nghĩ bàn, giúp cho hành giả tăng trưởng trí huệ, vượt qua mọi sự chướng ngại thử thách trên đường tu tập, đồng thời giúp bảo vệ chánh pháp trụ thế lâu dài, lợi lạc chúng sinh.”

Trích lời tựa
Kính chúc nguyện đại chúng luôn bình an phước lạc trong ánh hào quang của mười phương Chư Phật.

Bên Bờ Tỉnh Thức

Bên bờ tỉnh thức
Nhìn dòng nghiệp trôi qua từ tận cùng ký ức
Có lúc chở dăm ba cọng rác
Đôi khi vài cánh hoa
Nhân quả được hài hoà sắp đặt
Trình tự đến đi có bao giờ vắng lặng?
Lệ vương khoé mắt
Nụ cười trên môi
Buồn vui
Hơn thiệt
Cảm xúc đang xuôi dòng vô thường sinh diệt
Giữ chi dăm cọng rác
Tiếc gì vài cánh hoa
Tất cả đang dần dần tan hoại!
Vạn sự trên đời sẽ đi vào huyền thoại
Buông xả!
Để cho lòng nhẹ nhàng từng khoảnh khắc trôi qua.

Chân Thanh Mỹ
🌷🌷🌷

At The River of Consciousness
Watching karma flowing from the subconscious mind
Sometimes carrying pieces of garbage
At times, several flower petals
Cause and effect are arranged harmoniously
Do the patterns of coming and going ever subside?
Tears run down the eyes
Smiles from the lips
Sadness and then happiness
Gaining and then losing
Flowing downstream a river of emotions that arise and pass through impermanence
No reasons to keep the garbage
No reasons to keep flower petals
Everything is eventually subdued
The phenomenon of life as we know it, is just a tale
Let it go!
For the heart to be finally at peace.

_(❤️)_
Chân Thanh Mỹ

Đi Tìm Xuất Xứ Bài Kệ Tắm Phật

TT. Sakya Minh Quang biên soạn

  • Lễ Phật Đản (佛誕節) trong truyền thống Phật giáo Đại Thừa Đông Á (East Asian Buddhism) còn được gọi là Lễ Tắm Phật (浴佛節), vì nghi thức tắm Phật là một phần quan trọng, không thể thiếu trong đại lễ này. Trong nghi thức tắm Phật, bài kệ tắm Phật chính là tinh thần và cốt tủy của nghi thức tắm Phật nói riêng và đại lễ Phật Đản nói chung. Bởi lẽ, bài kệ này không những giúp người con Phật tưởng nhớ và tôn vinh đức Phật, mà còn là phương tiện thực hành thiền quán để tịnh hóa thân tâm, và xiển dương tinh thần Đại Thừa Phật Pháp. Vì vậy, việc tìm ý nghĩa bài kệ tắm Phật để có thể khởi tâm quán chiếu, thực hành nghi thức tắm Phật đúng pháp và có ý nghĩa là điều vô cùng thiết yếu.

Bài kệ tắm Phật hiện được sử dụng trong truyền thống Phật giáo Việt Nam có ba bài kệ bốn câu, gồm mười hai câu tất cả, được ghi bằng âm Hán Việt, chưa có bản dịch Việt ngữ khả tín và thống nhất vì chưa xác minh được bản gốc chữ Hán. Một bản dịch tốt cần phải có ba yếu tố là tín, đạt và nhã. Tín là trung thực, chính xác, đạt là sáng sủa dễ hiểu, còn nhã là nét đẹp văn chương. Nếu tiêu chuẩn ban đầu của bản dịch là tín không có, những giá trị như đạt và nhã cũng không có cơ sở để thành lập. Vì vậy, việc tìm ra xuất xứ của bài kệ tắm Phật trong Đại Tạng Kinh Phật giáo, căn cứ vào đó để phiên dịch nhằm có được một bài kệ tắm Phật bằng Việt ngữ khả tín, có thể dùng làm định bản trong nghi thức Lễ Phật Đản Việt Nam, là nhu cầu cấp thiết cho việc Việt hóa nghi thức Phật giáo hiện nay. Bài kệ tắm Phật âm Hán Việt mà các chùa Việt Nam thường dùng như sau: (more…)

Tiễn Con Xuất Gia

Bùi Hưu (791-864) là một vị quan thanh liêm, chính trực, có tài kinh bang tế thế đời Đường. Ông chẳng những giỏi văn thơ, thư pháp mà còn là một Phật tử thâm ngộ Phật Pháp, có công đức lớn trong việc hộ trì Chánh Pháp. Bùi Hưu đắc Pháp với Thiền sư Hy Vận Hoàng Bá và biên tập những lợi khai thị của Thiền sư Hoàng Bá thành sách Hoàng Bá Truyền Tâm Pháp Yếu hay còn được gọi là Uyển Lăng Lục, một tác phẩm thiền học nổi tiếng.

Trong bài viết này, bút giả chủ yếu giới thiệu một khía cạnh đời sống học Phật của Bùi Hưu, đó là hy sinh cho con xuất gia, khuyên răn con làm tròn sứ mệnh của người tu là giải thoát giác ngộ, cũng như đạo tình và bổn phận đối với Thầy mình và các huynh đệ đồng tu. Tình Cha con giữa Tể Tướng Bùi Hưu và con trai là Trạng nguyên Bùi Văn Đức, tức Pháp sư Pháp Hải, đã trở thành một gia thoại đẹp được truyền tụng rộng rãi trong thiền môn.

Con trai của Tể tướng Bùi Hưu là Bùi Văn Đức. Ông thi đậu Trạng nguyên, đáng lý được bổ nhiệm làm quan. Nhưng theo lời khuyên của cha, Bùi Văn Đức đã bỏ tất cả công danh sự nghiệp đi xuất gia, sau này trở thành một vị Cao tăng đắc đạo, có Pháp hiệu là Pháp Hải. Đây cũng chính là nhân vật lịch sử được mượn để trở thành nhân vật tiểu thuyết Hòa thượng Pháp Hải trong Truyện Bạch Xà Thanh Xà (Bạch Xà Truyện) sau này.

Tương truyền, Pháp Hải xuất gia có cuộc sống đạm bạc, lại thêm phải tập sự lao tác vất vả. Tập khí con quan lớn, quen sống trong nhung lụa, chìu chuộng, lại thêm có lòng tự hào về tri thức của một vị tân trạng nguyên, Pháp Hải đã có những bất mãn nhất định với đời sống xuất gia kham khổ. Khi thấy Hòa thượng thầy mình tọa thiền, dịch kinh, giảng Pháp…, làm những công việc dường như rất nhàn nhã và được nhiều người kính trọng, còn mình phải hành điệu, theo chúng lao tác cực khổ, Pháp Hải đã không nhẫn nại, đề lên chỗ mình công quả hai câu thơ:

Trạng nguyên gánh nước, nấu cơm
Hòa thượng ngồi đó ăn làm sao tiêu?

Chuyện đến tai Hòa thượng trụ trì. Hòa thượng đến đọc được hai câu này, chỉ mỉm cười rồi đề hai câu thơ vào bên dưới để trả lời:

Lão tăng ngồi một nén hương
Cũng tiêu được của mười phương cúng dường!

Đọc được câu trả lời này, Pháp Hải xấu hổ, sám hối, rồi từ đó dẹp sạch tâm ngã mạn, hết lòng tu học. Nhờ sự dạy dỗ của Thầy, khích lệ và sách tấn của Cha là Tể Tướng Bùi Hưu, cuối cùng Pháp Hải trở thành một bậc cao tăng một đời!

Sự thành tựu đạo nghiệp của Pháp Hải, có công đức rất lớn của cha mình là Tể tướng Bùi Hưu. Chính Bùi Hưu là người đã khích lệ con mình là Bùi Văn Đức xuất gia. Chúng ta thử đọc bài thơ Tiễn Con Xuất Gia của Bùi Hưu:

Nén đau tiễn con vào cửa không
Căn lành con phải gắng vun trồng
Thân chớ nhiễm đời theo tài sắc
Tâm luôn giữ Đạo dẫu gai chông
Xem kinh, niệm Phật nghe Thầy dạy
Sáng Đạo đền ơn khắc ghi lòng!
Ngày sau thành bậc đại Pháp khí
Trời người tôn quý, cha đợi trông!

( Sa-môn Sakya Minh-Quang dịch)

(more…)

Kinh Hoa Nghiêm – Phẩm Thăng Lên Ðỉnh Núi Tu Di

Kinh Hoa Nghiêm
Đại Phương Quảng Phật
giảng giải
Phẩm Thăng Lên Ðỉnh Núi Tu Di
Hòa Thượng TUYÊN HÓA
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Ðịnh

— o0o —

Phẩm Thứ 13

Núi Tu Di nằm chính giữa bốn đại châu (Ðông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Câu Lư Châu), dùng kim cang làm nền móng. Trong biển có tám vạn bốn ngàn do tuần. Phía ngoài núi Tu Di là biển Hương Thủy (biển nước thơm), bao bọc núi Tu Di. Có bảy tầng biển Hương thủy chảy chung quanh, có bảy tầng núi vàng bao bọc. Phía ngoài núi vàng của tầng thứ bảy thì có biển nước mặn. Phía ngoài của biển nước mặn thì có núi Thiết Vi.

Diện tích tầng thứ hai là tám ngàn do tuần. Diện tích của tầng thứ ba là bốn ngàn do tuần. Diện tích của tầng thứ tư là hai ngàn do tuần. Lại có bốn thứ màu sắc, đó là: Màu vàng, màu bạc, màu kim cang, màu lưu ly.

Trời Tứ Thiên Vương ở lưng chừng giữa núi Tu Di. Trời Ðao Lợi ở trên đỉnh núi Tu Di. Ðỉnh núi này đều là nơi người trời và bậc Thánh nhân ở. Vì chưa lìa khỏi đất, cho nên gọi là địa cư Thiên.

Tu Di dịch là Diệu Cao. Từ hai chữ diệu cao mà nhìn, thì tòa núi này khả hữu khả vô (có thể có, có thể không). Lúc nhìn thấy thì chẳng thấy đỉnh của nó; lúc chẳng thấy thì núi vẫn sừng sững. Tại sao ? Vì là diệu cao ! Ðỉnh núi đó ngoài các vị tiên và Thánh nhân dùng thần thông mới đến được đỉnh, còn các phàm phu chẳng đến đỉnh được. Vì nó là cảnh giới diệu không thể tả, cho nên gọi là núi Diệu Cao.

Phật Thích Ca Mâu Ni, từ Điện Phổ Quang Minh thăng lên đỉnh núi Tu Di, để vì chư Thiên mà diễn nói diệu pháp của kinh Hoa Nghiêm. Song Ngài chẳng động tòa ngồi, vẫn ngồi ở dưới cội bồ đề nhập định. Ở trong định phóng quang minh, gia bị cho các Bồ Tát đại biểu diễn nói, phẩm Thăng Lên Ðỉnh Núi thuộc về thứ mười ba.

Nhĩ thời, Như Lai uy thần lực cố, thập phương nhất thiết thế giới, nhất nhất tứ thiên hạ Diêm-phù-đề trung, tất kiến Như Lai tọa ư thụ hạ, các hữu Bồ Tát thừa Phật thần lực nhi diễn thuyết Pháp, mị bất tự vị hằng đối ư Phật.

Bấy giờ, do oai thần lực của Như Lai, mười phương tất cả thế giới, mỗi mỗi tứ Thiên hạ trong cõi Diêm Phù Đề, đều thấy Như Lai ngồi dưới cội bồ đề, đều có Bồ Tát nương thần lực của Phật mà diễn nói pháp, hết thảy đều cho rằng mình luôn ở trước Phật.

Giảng: Khi nói xong hội thứ hai thì Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni hiện ra đại oai thần lực. Trong mười phương vô lượng vô biên thế giới, trong cõi Nam Diêm Phù Ðề (Nam Thiệm Bộ Châu của một tứ thiên hạ (bốn đại châu), mười phương thế giới chúng sinh, đều thấy Phật ngồi dưới cội bồ đề thành Chánh Đẳng Chánh Giác. Bên thân của mỗi vị Phật, đều có vô lượng vô biên Bồ Tát, nương đại oai thần lực của Phật, để diễn nói tất cả các pháp. Mỗi vị Bồ Tát và tất cả chúng sinh, đều nói như vầy: ‘’Phật luôn đối diện với mình mà nói pháp.’’ Ðây cũng giống như mặt trăng: Chúng sinh ở bốn hướng đông tây nam bắc, đều nói mặt trăng ở trước họ, chiếu sáng họ.

Ví như thuyền chạy ở trong biển. Thuyền chạy về hướng đông, thì cảm thấy mặt trăng đi theo họ để chiếu sáng họ. Thuyền chạy về hướng tây, thì cảm thấy mặt trăng đi theo họ để chiếu sáng họ. Thuyền đậu tại chỗ, thì cảm thấy mặt trăng trụ ở trong hư không để chiếu sáng họ. Chúng sinh cõi Nam Diêm Phù Ðề, cảm thấy Phật đang ở trước họ để vì họ nói pháp. Chúng sinh cõi Nam Diêm Phù Ðề trong mười phương thế giới, cũng đều nghĩ như thế. (more…)

Kinh Dược Sư Bản Nguyện Thi Kệ

Kinh Dược Sư Bản Nguyện Thi Kệ từ Tu Viện Thiện Tường.

Lời giới thiệu:
Kinh Dược Sư là tên gọi tắt của Kinh Bản Nguyện và Công Đức của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai (C. Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bản Nguyện Công Đức Kinh; S. Bhagavān-bhaisajyaguru-vaidūryaprabhasya pūrvapranidhāna-viśesa-vistara) do Pháp sư Huyền Tráng (602-664) dịch từ Phạn sang Hán vào đời Đường. Từ khi được phiên dịch sang Hán ngữ, Kinh Dược Sư chẳng những có ảnh hưởng sâu rộng đến tín ngưỡng và hành trì ở Trung Quốc, mà còn đến các nước sử dụng Hán văn như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ở Việt Nam hiện nay có vài bản dịch Việt ngữ của Kinh Dược Sư. Nhưng được tụng đọc phổ biến nhất là bản Kinh Dược Sư do Thích Huyền Dung dịch, được xuất bản vào năm 1949. Theo truyền thống, ngoài việc tụng đọc Kinh Dược Sư để cầu an khi Phật tử gặp phải bệnh khổ, các chùa Việt Nam còn lập đàn tràng và trì tụng Kinh Dược Sư để cầu an cho các hàng Phật tử vào dịp đầu xuân. Đây là truyền thống tốt đẹp, nhằm thay thế tập tục cúng sao giải hạn của tín ngưỡng dân gian đã xen tạp vào sinh hoạt Phật giáo lâu nay.

1. Khái Quát Nội Dung Kinh Dược Sư

Xét về nội dung kinh, trước hết là phần duyên khởi, được coi là tông chỉ chính yếu của Kinh Dược Sư. Mở đầu, ngài Văn-thù-sư-lợi thưa thỉnh với đức Phật: “Kính bạch đức Thế Tôn, xin hãy nói danh hiệu, đại nguyện và công đức thù thắng của chư Phật, khi các Ngài thực hành Đạo Bồ-tát thuở xưa, để những ai được nghe sẽ dứt trừ nghiệp chướng, cũng như làm lợi lạc chúng sinh đời tượng pháp.” Đây là lý do kinh có tên “Bản Nguyện và Công Đức của Đức Phật Dược Sư.” Sau đó, đức Phật nói Kinh Dược Sư, gồm các nội dung: (1) Mười hai đại nguyện của đức Phật Dược Sư, (2) Công đức trì danh niệm Phật dứt trừ bệnh khổ, thành tựu ước nguyện, (3) Công đức trì chú Dược Sư để diệt trừ nghiệp chướng, (4) Phương pháp thiết lập đàn tràng Dược Sư tiêu tai diên thọ, (5) Mười hai vị đại tướng dược xoa phát nguyện hộ pháp.

Kinh Dược Sư tương đối dài. Trong hoàn cảnh bận rộn hiện nay, nhất là ở hải ngoại, nếu tụng đọc Kinh Dược Sư theo truyền thống có lẽ quá dài cho một thời khóa tụng! Hơn nữa, nội dung Kinh có sự và lý. Người thọ trì kinh phải “y nghĩa bất y ngữ” mới có thể “thâm nhập kinh tạng”. Cho nên, trong các chùa, quý Thầy thường dành thời giờ giảng Pháp cho Phật tử sau mỗi thời tụng niệm. Vì vậy, thời khóa tụng niệm nên ngắn gọn để có thời giờ cho Phật tử nghe Pháp.

Với những lý do trên, theo tinh thần khế lý khế cơ, bút giả đã chọn dịch (1) phần duyên khởi của kinh, (2) mười hai đại nguyện của đức Phật Dược Sư, (3) y báo trang nghiêm của cõi Phật Tịnh Lưu Ly ở phương đông. Như vậy, bản dịch này tuy ngắn gọn, nhưng vẫn giữ được phần tông chỉ cốt yếu của kinh. Đó chính là mười hai đại nguyện của đức Phật Dược Sư, cũng như công đức niệm Phật và cảnh giới trang nghiêm của cõi Tịnh Lưu Ly. Trong đó, phần quan trọng nhất là mười hai đại nguyện. Bút giả đã dịch mười hai đại nguyện của đức Phật Dược Sư qua thể thi kệ lục bát. Vì vậy, bản dịch này lấy tựa đề là Kinh Mười Hai Đại Nguyện Của Đức Phật Dược Sư, hay ngắn gọn hơn là Kinh Dược Sư Bản Nguyện Thi Kệ.

2. Nội Dung Chính Yếu Mười Hai Đại Nguyện Dược Sư (more…)

Phật Quang Đại Từ Điển

Ấn bản đầu tiên tại Việt Nam năm 2014
Hoà Thượng Thích Quảng Độ

Câu văn trích lại từ Thư Viện Hoa Sen (2014)

Giới thiệu sách

PHẬT QUANG ĐẠI TỪ ĐIỂN trọn bộ 8 tập dày gần 10 ngàn trang do Sa môn Thích Quảng Độ dịch, trong đó có phần index ngoại văn mà các bộ in trước đây chưa có. Sách được xuất bản và phát hành lần đầu tiên tại Việt Nam do nhà xuất bản Phương Đông và nhà sách Văn Thành liên kết.

Sách được in trên giấy đặc chủng bible Hà Lan, chuyên dụng in từ điển để thời gian sử dụng lâu bền hơn. Bìa cứng được đựng trong thùng giấy carton dày. Hòa Thương dịch giả cho biết hiện nay chưa có bộ tự điển Phật học nào đầy đủ và phong phú hơn bộ này.

Toàn bộ sách được biên tập bởi 50 học giả Phật giáo thuộc Phật Quang Đại Tạng Kinh Biên Tu Ủy viên hội ở Đài Loan biên soạn bằng Hoa ngữ trong mười năm 1978-1988. Riêng việc dịch ra tiếng Việt, Hòa thượng dịch giả dịch mất 7 năm, từ đầu năm 1990 đến cuối năm năm 1997 mới hoàn tất.

Ấn bản đầu tiên tại hải ngoại năm 2000.

(more…)

Cầu Nguyện Bình An

🙏🙏🙏
Nguyện cầu thế giới bình an
Loài người vượt thoát dịch tràn hiểm nguy
Chúng sanh khởi nguyện đại bi
Yêu thương đồng loại gặp khi tai nàn
Cầu xin chư Phật phóng quang
Tiêu trừ độc khí lan tràn nơi nơi
Xin Ngài Địa Tạng cứu đời
Qua cơn hỏa ngục xa rời khồ đau
Chí thành tha thiết nguyện cầu
Quán Âm Bồ-tát mau mau cứu người
Cam lồ rưới mát bệnh trừ
Ngàn tay ngàn mắt đại từ tầm thinh
Thế gian thoát khỏi điêu linh
Người người hạnh phúc, an bình nơi nơi.
Chân Thanh Mỹ
March 8, 2020
❤️❤️❤️
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát

Đời Sao Khổ Quá !

Nguồn hình ảnh: phatgiaoaluoi.com

Tác Giả: Thích Pháp Trí

Sống trên đời ai cũng khổ, mỗi người khổ – bất toại ý mỗi kiểu. Một số người bạn của tôi thường than thở: “đời mình sao mà khổ quá, mình không muốn sống nữa”. Vậy đời có hoàn toàn khổ như chúng ta thường nghĩ hay không?

Để trả lời câu hỏi đó, trước hết, tôi xin được nhắc lại hai trường hợp tự tử, khá nổi tiếng, vừa mới xảy ra gần đây, đó là: ông Anthony Bourdain, người đầu bếp từng theo cựu tổng thống Mỹ Obama về Việt Nam, đã thắt cổ tự vẫn trong phòng một khách sạn tại Pháp, và bà Skate Spade, nhà thiết kế túi xách có thương hiệu lớn, đã tự tử tại nhà riêng ở New York vì chồng đòi ly hôn.

(more…)

Cảm Thu

Lơ thơ từng chiếc lá vàng rơi
Cánh chim dáo dác lượn lưng trời
Gió lạnh bờ vai chiều nắng nhạt
Một thoáng hồn thu nghe chơi vơi.

Mãi mê đeo đuổi mộng trần gian
Xa hoa phù phiếm tựa mây ngàn
Lợi danh tài sắc hằng vương víu
Rồi một chiều thu cũng rụi tàn.

Có sanh có diệt lẽ tự nhiên
Được mất người ơi chớ muộn phiền
Vạn Pháp trên đời đều vô ngã
Buông bỏ về an trú chân nguyên.

Chân Thanh Mỹ