Lời Nguyện Đại Ấn

Karmapa Rangjung Dorje thứ Ba    

(1)

Trong Mạn đà la con thấy Guru, Bổn tôn và các Thánh,

Trong mọi lúc mọi phương con thấy chư Phật và chư Bồ tát,

Với thành tâm sâu xa con cầu nguyện tất cả các ngài;

Ban phước cho những ước nguyện của con.

(2)

Những nghiệp thiện của tâm và thân

Và những công đức của tất cả chúng sanh

Là những dòng suối sạch trong từ Núi Tuyết.

Nguyện chúng tự do đổ về biển cả

Của Bốn Thân của Phật quả bao la.

(3)

Qua mọi đời tương lai của con

Nguyện con không nghe những từ

Như “khổ đau” và “tội lỗi”

Nguyện con luôn luôn

Chia xẻ niềm vui và cái tốt đẹp

Trong đại dương Pháp bao la. (more…)

Những Tai Hại Của Sanh Tử

Karmapa thứ Chín Wangchug Dorje, bình giảng khẩu thuyết của Beru Khyentze Rinpoche

Sau đó, nếu con không thiền định về những tai hại của sanh tử luân hồi, con sẽ không xoay chuyển khỏi sự ám ảnh hấp dẫn của nó, cũng không khai triển được những tư tưởng buông bỏ. Do như vậy, những kinh nghiệm và những huệ quán sẽ không hiện lên trong dòng tâm thức của con. Để có những cái đó, con phải thiền định về sự đau khổ của sanh tử để từ bỏ nó.

Nếu chúng sanh sanh ra trong địa ngục, họ sẽ có những khổ đau như tám địa ngục nóng, tám địa ngục lạnh, những địa ngục lân cận và những địa ngục thỉnh thoảng. Ngạ quỷ thì đói và khát. Súc sanh thì bị giết. Người thì có sanh, già, bệnh, chết. Trời thì bị rớt khỏi trạng thái của họ và thức chuyển đổi. A tu la thì có xung đột và chiến tranh. Đó là những khổ đau của sáu trạng thái tái sanh. (more…)

Cái Chết và Vô Thường

💐💐💐

Karmapa thứ Chín Wangchug Dorje, bình giảng khẩu thuyết của Beru Khyentze Rinpoche

Nếu con không thiền định về vô thường con sẽ không xoay chuyển tâm con khỏi sự quan tâm vào cuộc đời này. Nếu con không xoay chuyển tâm con, con sẽ không thoát khỏi sanh tử luân hồi. Về vấn đề này, Nagarjuna đã nói trong Suhŗllekha, “Có nhiều thứ có thể làm hại đời sống của chúng ta, vì nó vô thường như một cái bọt trên mặt nước có thể tan vỡ vì gió. Thật là một phép lạ vĩ đại, sau khi thở ra chúng ta còn thở vào được một hơi khác và sau khi ngủ chúng ta còn thức dậy.”

(more…)

Nghiệp và Luật Nhân Quả

nghiệp-và-luật-nhân-quả

Karmapa thứ Chín Wangchug Dorje, bình giảng khẩu thuyết của Beru Khyentze Rinpoche

****
Tiếp theo cần phải không lầm lẫn cái gì nên nhận lấy và cái gì nên từ bỏ thuận theo nghiệp và luật nhân quả. Những kết quả của bất kỳ hành động nào (thân, ngữ, tâm) được làm bởi bất kỳ chúng sanh nào đều chín tới trong chính cá nhân chúng sanh đó. Hơn nữa, nếu con phạm vào mười hành động không đức hạnh con sẽ tái sanh vào một trong những cảnh giới bất hạnh. Do mắc vào những hành động bị sai sử bởi ba độc, mức độ lập đi lập lại, đối tượng của hành động đó là ai, và bản thân hành động đó trầm trọng ra sao, con sẽ tái sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Khi đã sanh vào đó, con phải trải nghiệm khổ đau không cùng. Do mắc vào hành động đức hạnh lớn, trung bình, hay nhỏ, con sẽ tái sanh hoặc vào cõi Vô Sắc, cõi Sắc hay như một vị trời trong cõi Dục. Bởi thế trong mọi thời hãy xem xét ba cửa thân, ngữ, tâm của con.

(more…)

Origin Of Mantra ཀརྨ་པ་མཁྱེན་ནོ། – Karmapa Chenno

Reposted from redzambala.com:
ཀརྨ་པ་མཁྱེན་ནོ།
The most important practice in Tibetan Buddhism is Guru Yoga, meditation and mantra on the spiritual head and teacher of the tradition, which is seen as living Buddha, embodiment of three kayas and 10 bhumi (extraordinary powers). In Kagyu tradition the head Lama is Gyalwa Karmapa and his mantra is ཀརྨ་པ་མཁྱེན་ནོ། Karmapa Chenno. It is believed sounds of this mantra are directly connected with the enlightened mind of HH Karmapa and carry its enlightened qualities and brings help when it is most necessary for the benefit of student.

Here I would like to share with you a story about the origins of Karmapa Chenno mantra. The Karmapa mantra has originated at the times of 8thKarmapa Mikyo Dorje (1507-1554) in context of teaching about “Calling the Lama from afar.” (more…)

Nguồn Gốc Của Câu Chú ཀརྨ་པ་མཁྱེན་ནོ། – Karmapa Chenno

Đại Bảo Pháp Vương Karmapa Ogyen Trinley Dorje đời thứ 17

ཀརྨ་པ་མཁྱེན་ནོ།

Việc thực hành quan trọng nhất trong Phật giáo Tây Tạng là Guru Yoga, thiền định và trì chú về Đạo Sư đứng đầu dòng truyền, vốn được xem là Phật sống, là hiện thân của ba thân và thập địa (năng lực phi thường). Trong truyền thống Kagyü, Đạo Sư đứng đầu là Gyalwa Karmapa và câu chú của Ngài là
ཀརྨ་པ་མཁྱེན་ནོ། Karmapa Chenno. Người ta rằng tin âm thanh của câu chú này được kết nối trực tiếp với tâm giác ngộ của Ngài Karmapa và mang phẩm chất giác ngộ cũng như mang lại sự giúp đỡ cần thiết nhất cho lợi ích của người thực hành.

Ở đây tôi muốn chia sẻ một câu chuyện về nguồn gốc của câu chú Karmapa Chenno. Câu chú Karmapa có nguồn gốc từ thời Ngài Karmapa thứ 8, Mikyo Dorje (1507-1554) trong buổi giảng dạy về Pháp “Gọi Thầy từ xa”.

(more…)