Nghi Quỹ Hành Trì Hàng Ngày – Đức Phật Dược Sư xứ Odiyana

Orgyen Menla (Đức Liên Hoa Sanh bất khả phân với Đức Phật Dược Sư)
Nguồn hình ảnh: Buddha of Compassion Society

A very simple practice of Orgyen Menla (o rgyan sman bla), Guru Rinpoche as the Buddha of Medicine, consisting of visualization, mantra recitation and dedication of merit.
Một thực hành giản lược Orgyen Menla, Đức Phật Dược Sư trong hiện tướng Đức Liên Hoa Sanh, gồm quán tưởng, trì tụng minh chú và hồi hướng công Đức.

༄༅། །སངས་རྒྱས་སྨན་བླའི་རྒྱུན་ཁྱེར།
Daily Practice of the Buddha of Medicine
Nghi quỹ hành trì hàng ngày Đức Phật Dược Sư

by Dilgo Khyentse Rinpoche
Bởi Đạo Sư Dilgo Khyentse Rinpoche

Source of Sādhanā: Lotsawa House
Nguồn nghi quỹ: Lotsawa House

རང་ཉིད་སྐད་ཅིག་དྲན་རྫོགས་སུ། །
rangnyi kechik dren dzok su
Perfect in the instant of recollection,
Hoàn hảo từ khoảnh khắc nhớ nghĩ

ཨོ་རྒྱན་སྨན་གྱི་བླ་མ་ནི། །
orgyen men gyi lama ni
I am the Oḍḍiyāna Buddha of Medicine—
Ta là Phật Dược Sư xứ Oddiyana—

མཐིང་གསལ་སྨན་མཆོག་ལྷུང་བཟེད་བསྣམས། །
ting sal men chok lhungzé nam
Bright blue, holding supreme medicine and alms-bowl,
Thân màu xanh dương , giữ bình dược cam lồ trân quý

སྙན་ཞུ་གསང་གོས་ཕོད་བེར་གསོལ། །
nyen shyu sang gö pö ber sol
And wearing hat, undergarment, gown and cloak—
Trang hoàng bởi nội y, ngoại y cùng áo choàng

བྱིན་རླབས་གཟི་བརྗིད་ལྡན་པར་གསལ། །
jinlab ziji denpar sal
Resplendent with blessings and majestic presence.
Rạng rỡ với ân phước và hiện thân kỳ diệu (more…)

Kinh Dược Sư Bản Nguyện Thi Kệ

Kinh Dược Sư Bản Nguyện Thi Kệ từ Tu Viện Thiện Tường.

Lời giới thiệu:
Kinh Dược Sư là tên gọi tắt của Kinh Bản Nguyện và Công Đức của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai (C. Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bản Nguyện Công Đức Kinh; S. Bhagavān-bhaisajyaguru-vaidūryaprabhasya pūrvapranidhāna-viśesa-vistara) do Pháp sư Huyền Tráng (602-664) dịch từ Phạn sang Hán vào đời Đường. Từ khi được phiên dịch sang Hán ngữ, Kinh Dược Sư chẳng những có ảnh hưởng sâu rộng đến tín ngưỡng và hành trì ở Trung Quốc, mà còn đến các nước sử dụng Hán văn như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Ở Việt Nam hiện nay có vài bản dịch Việt ngữ của Kinh Dược Sư. Nhưng được tụng đọc phổ biến nhất là bản Kinh Dược Sư do Thích Huyền Dung dịch, được xuất bản vào năm 1949. Theo truyền thống, ngoài việc tụng đọc Kinh Dược Sư để cầu an khi Phật tử gặp phải bệnh khổ, các chùa Việt Nam còn lập đàn tràng và trì tụng Kinh Dược Sư để cầu an cho các hàng Phật tử vào dịp đầu xuân. Đây là truyền thống tốt đẹp, nhằm thay thế tập tục cúng sao giải hạn của tín ngưỡng dân gian đã xen tạp vào sinh hoạt Phật giáo lâu nay.

1. Khái Quát Nội Dung Kinh Dược Sư

Xét về nội dung kinh, trước hết là phần duyên khởi, được coi là tông chỉ chính yếu của Kinh Dược Sư. Mở đầu, ngài Văn-thù-sư-lợi thưa thỉnh với đức Phật: “Kính bạch đức Thế Tôn, xin hãy nói danh hiệu, đại nguyện và công đức thù thắng của chư Phật, khi các Ngài thực hành Đạo Bồ-tát thuở xưa, để những ai được nghe sẽ dứt trừ nghiệp chướng, cũng như làm lợi lạc chúng sinh đời tượng pháp.” Đây là lý do kinh có tên “Bản Nguyện và Công Đức của Đức Phật Dược Sư.” Sau đó, đức Phật nói Kinh Dược Sư, gồm các nội dung: (1) Mười hai đại nguyện của đức Phật Dược Sư, (2) Công đức trì danh niệm Phật dứt trừ bệnh khổ, thành tựu ước nguyện, (3) Công đức trì chú Dược Sư để diệt trừ nghiệp chướng, (4) Phương pháp thiết lập đàn tràng Dược Sư tiêu tai diên thọ, (5) Mười hai vị đại tướng dược xoa phát nguyện hộ pháp.

Kinh Dược Sư tương đối dài. Trong hoàn cảnh bận rộn hiện nay, nhất là ở hải ngoại, nếu tụng đọc Kinh Dược Sư theo truyền thống có lẽ quá dài cho một thời khóa tụng! Hơn nữa, nội dung Kinh có sự và lý. Người thọ trì kinh phải “y nghĩa bất y ngữ” mới có thể “thâm nhập kinh tạng”. Cho nên, trong các chùa, quý Thầy thường dành thời giờ giảng Pháp cho Phật tử sau mỗi thời tụng niệm. Vì vậy, thời khóa tụng niệm nên ngắn gọn để có thời giờ cho Phật tử nghe Pháp.

Với những lý do trên, theo tinh thần khế lý khế cơ, bút giả đã chọn dịch (1) phần duyên khởi của kinh, (2) mười hai đại nguyện của đức Phật Dược Sư, (3) y báo trang nghiêm của cõi Phật Tịnh Lưu Ly ở phương đông. Như vậy, bản dịch này tuy ngắn gọn, nhưng vẫn giữ được phần tông chỉ cốt yếu của kinh. Đó chính là mười hai đại nguyện của đức Phật Dược Sư, cũng như công đức niệm Phật và cảnh giới trang nghiêm của cõi Tịnh Lưu Ly. Trong đó, phần quan trọng nhất là mười hai đại nguyện. Bút giả đã dịch mười hai đại nguyện của đức Phật Dược Sư qua thể thi kệ lục bát. Vì vậy, bản dịch này lấy tựa đề là Kinh Mười Hai Đại Nguyện Của Đức Phật Dược Sư, hay ngắn gọn hơn là Kinh Dược Sư Bản Nguyện Thi Kệ.

2. Nội Dung Chính Yếu Mười Hai Đại Nguyện Dược Sư (more…)

Nhận Phước Lành Từ Chư Phật Dược Sư

Ảnh Thangka Phật Dược Sư ở trên đã có người thỉnh và không còn nữa. Có thêm đủ loại thangka khac từ Lumbini Buddhist Art Gallery, Berkeley California, người chủ là Anil Thapa. Cho anh ta biết chúng tôi đã giới thiệu bạn.
Tulku Thondup
 
Bằng việc nhìn, nghĩ, cảm nhận và tin tưởng một cách tích cực, bạn sẽ nhận được ánh sáng phước báu và năng lượng chữa lành từ các nguồn chữa lành và từ các vị Phật Dược Sư.
 
Hãy phát triển sự tin tưởng rằng chư Phật Dược Sư từ bi đang thị hiện trước mặt bạn và các Ngài có sức mạnh chữa lành. Hãy tin rằng các Ngài đang truyền trí tuệ, từ bi và sức mạnh dưới dạng ánh sáng, năng lượng và âm thanh chữa lành. Cũng hãy tin rằng những phước đức này có sức mạnh chữa lành mọi căn bệnh của bạn. Hãy cảm nhận và tin rằng những ánh sáng phước lành này được ban cho nguồn nhiệt hỷ lạc và năng lượng mạnh mẽ để chữa lành bệnh tật của bạn. Trong bài thiền này, bạn sẽ sử dụng ánh sáng và năng lượng, nhiệt hỷ lạc và âm thanh phước lành của thần chú Dược Sư làm phương tiện chữa lành. Nhưng bạn cũng có thể sử dụng đất, nước, gió, lửa, không khí, mùi, vị hay cảm giác cùng với năng lượng và âm thanh chữa lành làm phương tiện chữa lành, tùy vào nhu cầu của bạn.

(more…)

12 Vị Đại Tướng Dược Xoa

12 vị Đại Tướng Dược Xoa được giới thiệu trong Kinh Duợc Sư là những vị thần hộ vệ Phật Dược Sư và những ai hành trì Kinh Duợc Sư.

Tên Anh: Twelve Heavenly Yaksha Generals

Nguồn hình: shinyakushiji.or.jp
Nguồn hình: kanagawabunkaken
Tượng Phật Dược Sư theo phong cách Nhật với Hai Vị Bồ Tát: Hai vị này ở cõi Tịnh Lưu Ly, giữ vững được Kho Báu Chính Pháp của Phật Dược Sư và sau này sẽ lên Ngôi Phật: Hai Vị tên là:

1. Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Tên Phạn: Suryaprabha Bodhisattva

2. Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Tên Phạn: Candraprabha Bodhisattva


Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát đại diện cho ánh sáng mặt trời và Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát đại diện cho ánh sáng mặt trăng.

Trong kinh nói rằng niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà sẽ được vãng sanh về cõi Tây phương Cực lạc của Ngài. Nhưng đối với những ai mang bệnh hiểm nghèo và có duyên với Đức Phật Dược Sư, niệm danh hiệu Đức Phật Dược Sư trong khi bạn vẫn còn sống sẽ giúp bạn phục hồi và thấu hiểu cao hơn về tâm linh để giảm bớt đau khổ và cũng sẽ giúp bạn chuẩn bị để vãng sinh một trong hai cõi Phật A Di Đà hay cõi Phật Duợc Sư tuỳ sự lựa chọn.

(more…)

Những Lợi Ích Và Ý Nghĩa Trong Việc Trì Niệm Thần Chú Dược Sư Đà Ra Ni

Ảnh Thangka Phật Dược Sư ở trên đã có người thỉnh và không còn nữa. Có thêm đủ loại thangka khac từ Lumbini Buddhist Art Gallery, Berkeley California, người chủ là Anil Thapa. Cho anh ta biết chúng tôi đã giới thiệu bạn.

Khi bạn muốn giúp đỡ một ai đó đang mang bịnh hiểm nghèo nhưng bạn không có phương tiện hỗ trợ tài chính cho họ để điều trị y tế (ví dụ một số trường hợp bị phá sản và thậm chí không thể giúp đỡ cho gia đình họ hoặc có lẽ họ cũng quá nghèo, nhưng họ thực sự muốn thực hành lòng từ bi và phát triển tâm Bồ Đề ) bạn luôn luôn có thể học cách trì niệm Đà Ra Ni của Phật Dược Sư nhiều lần (từ 3 lần đến 21 lần mỗi thời) và bước cuối cùng quan trọng nhất là hồi hướng công đức cho người bị bệnh nặng. Theo ý kiến cá nhân của tôi, Phật Pháp quí giá hơn cả vàng bạc.

(more…)

Người Hiểu Kinh Dược Sư và có Trì Chú Dược Sư Sẽ Không Sợ Bị ai Ếm Đối

Người hiểu Kinh Dược Sư và có trì chú Dược Sư sẽ không sợ bị ai ếm đối.Vậy nhà bị ếm, người bị thư, bị bỏ bùa (nếu như có thật như vậy ) thì mình đều có thể tự hóa giải bởi năng lực bất khả tư nghì của Kinh, Chú Dược Sư. Chúng ta hãy thầm niệm NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT để đối phó với những bất an hằng ngày như đau ốm, lạnh, đói,…để cầu về thọ mạng thì niệm NAM MÔ TIÊU TAI DIÊN THỌ DƯỢC SƯ PHẬT. (more…)