Mọi Thực Hành Pháp Đều Bắt Đầu Với Tình Yêu Thương

Đại Sư Garchen Triptul Rinpoche

Cốt lõi của việc thực hành Pháp là gì? Đầu tiên chúng ta được giới thiệu về bản tánh của tâm. Sau đó chúng ta cần phải nhận biết được chân tánh của mình. Một số người nói họ đã thấy bản tánh của tâm, và một số người nói họ không thể thấy được. Những người nghĩ rằng họ đã thấy được bản tánh của tâm đã có được một mức độ quán chiếu nhất định, và điều này làm cho họ tin tưởng vào chân tánh của mình. Nhưng thậm chí đối với những người nói rằng họ không nhìn thấy bản tánh của tâm mình thì những người ấy cũng vẫn sở hữu chân tánh này. Ai cũng có Phật tánh, thậm chí dù đó là con côn trùng nhỏ nhất. Nơi nào có tâm nơi đó tự nhiên có Phật, ở đây nghĩa ở có Phật tánh. Khác nhau chỉ ở chỗ chúng ta có thể nhận biết được Phật tánh của mình hay không. Do đó chúng ta cần phải tìm ra phương pháp để nhận biết được bản tánh này. Viên bảo châu duy nhất và trân quý nhất mà tất cả chư Phật trong ba thời đã truyền giảng – viên bảo châu trân quý duy nhất mà mọi chúng sinh cần trưởng dưỡng, viên bảo châu trân quý duy nhất của cả luân hồi và niết bàn – đó chính là tình yêu thương, hay tâm từ bi. (more…)

Mọi Sự Chính Là Tâm

Những Giáo Huấn Thực Hành về Sự Hợp Nhất của Đại Ấn và Đại Toàn Thiện
của Karma Chagmé với bình giảng của Gyatrul Rinpoche

Trong thế giới này nhiều sự nói xấu được lan truyền, và tất cả chúng đều sanh ra từ nghiệp của người ta – từ những hành động và những kết quả của chúng – với gốc rễ là tâm thức của họ. Mọi sự thay đổi, vui, buồn, sướng khổ, thương, ghét… đều do tâm thức. Mọi quan điểm đều vô thường và một cách nền tảng, chỉ là những xuất hiện của tâm thức. Thế nên, chớ chú trọng đến chúng quá nhiều. Cần chú trọng nhiều là chính tâm thức của bạn!

Trong truyền thống Đại Toàn Thiện, Guhyagarbhatantra nói rằng tinh túy không gốc rễ của mọi sự chính là tâm. Mặt khác tâm là nền tảng, hay gốc rễ, của tất cả những hiện tượng, nhưng bản thân tâm thì không có gốc rễ, hay tinh túy. Khi nói rằng toàn thể sanh tử và Niết bàn có tâm làm gốc rễ của chúng, chúng ta có thể hỏi, “Tâm là của ai? Có phải là tâm của một cá nhân không?” Câu trả lời là không; tâm của tất cả chúng sanh. Sự liên hệ của sanh tử và Niết bàn với tâm của Phật không phải là liên hệ với tâm của một vị Phật mà là với tất cả chư Phật. Những tạo tác ý niệm vô số của tâm phát triển, và do chạy theo những cái ấy, chúng ta kéo dài mãi sự hiện hữu của chúng ta trong sáu cõi sanh tử, và cũng kéo dài ba độc của tâm. Một cách cơ bản, chúng ta kéo dài sanh tử của chúng ta bằng cách bám níu vào cái không có hiện hữu đích thật mà cho là thật. Vì lý do này, đức Phật dạy Bốn Thánh Đế, hai vô ngã, tức là nhân vô ngã và pháp vô ngã, và cái thấy tánh Không. (more…)

Sân Giận

Đại Sư Garchen Triptul Rinpoche

🙏🙏🙏

🌻Câu hỏi: Gần đây con đã rất tức giận với một người. Cơn giận choán tâm can con. Con cảm thấy hối hận rằng như thế mình đã làm hư hoại giới nguyện và bây giờ con đang tập giữ chánh niệm trong tất cả các mối quan hệ. Xin Ngài cho con lời khuyên làm sao để trong tương lai, con có thể ngăn chặn sự tức giận không để nó chế ngự bản thân mình?
(more…)

Buddha in Suburbia (Full Documentary)

Buddha in Suburbia tracks the extraordinary journey of 40 year old Lelung Rinpoche, one of Tibetan Buddhism’s three principal reincarnations, as he sets out to gather the lost teachings of his faith and to attempt a return to his homeland.

For the past seven years, Lelung Rinpoche has been living in Ruislip North London, in the garden shed of one of his students. He runs a dharma or teaching centre locally, attended by British followers. Now a British passport holder, he embarks on a mission to find previous Lelungs’ teachings, and the teachers who hold the key to unlocking their secrets. His odyssey takes him to India, Mongolia and China as he tries to find a way of getting back home to Tibet. He meets some of Tibetan Buddhism’s most senior teachers, including the Tibetan Prime Minister in exile.

Lelung is a young, modern lama, with relationships with many across the globe from teenagers in Rusilip to the Dalai Lama. The film includes an interview with Tibetan Buddhist expert Professor Robert Thurman, father of Uma Thurman. Lelung Rinpoche has a daunting task to complete on his quest to recover lost teachings before they disappear, and to try to take the right steps on his own path towards enlightenment.