Phật Dạy Về Khổ Như Thế Nào?

[tp_table id=5 /]
    Tác Giả: Thích Pháp Trí
     Tôi không biết loài vật có suy niệm về khổ không; tôi cũng không biết con người hình thành ý niệm về khổ từ lúc nào, mà sao nay người ta lại gọi nó một cách nhuần nhuyễn đến nỗi nhiều khi tôi tưởng chừng như con người không có lúc vui vậy. Gặp cảnh nhà cháy kêu khổ đã đành, mà lúc bình yên người ta cũng “bắt bớ” khổ. Như các cụ xưa mỗi lần đi đâu về thường buột miệng với hai từ “cơ khổ”: qua nhà hàng xóm chơi cũng “cơ khổ!”(1). Chưa đủ, trường hợp hai mẹ con lâu ngày xa nhau, đến khi gặp lại cũng than khổ. Nghĩa là khi buồn, khi vui và khi không khổ không vui, con người cũng đều kêu khổ. Thế thì khổ ấy đúng như sự thật thứ nhất (đệ nhất Khổ đế) trong bốn sự thật (Tứ diệu đế) mà đức Phật đã nói rồi còn gì!?

(more…)

Thắng Và Tự Thắng

[tp_table id=3 /]
Tác Giả: Thích Pháp Trí
     Có một câu nói mà tôi thích từ nhỏ song không nhớ rõ là của ai và xuất phát từ đâu nhưng là một câu nói hay: “Con người sống ở đời, lí tưởng lớn nhất cần đeo đuổi là tự mình chiến thắng”. Xét trên nhiều phương diện thì ý nghĩa của nó chẳng khác gì câu kinh Pháp Cú mà đức Phật dạy: “Thắng hàng ngàn quân địch không bằng tự chiến thắng mình. Tự chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất”. “Tự chiến thắng mình” và “tự mình chiến thắng”, lời cú tuy hai mà ý nghĩa một, cùng nói một mệnh đề là chiến thắng. Chiến thắng có hai: thắng người và thắng mình. Tôi sẽ đi vào bàn xung quanh vấn đề này nhưng đặt nặng ở ý nghĩa sau, bởi theo tôi, thắng mình là đã bao gồm thắng người. Và qua đó chúng ta sẽ thấy được đâu là giá trị đích thực của sự chiến thắng.

(more…)

Nguồn Gốc Của Câu Chú ཀརྨ་པ་མཁྱེན་ནོ། – Karmapa Chenno

Đại Bảo Pháp Vương Karmapa Ogyen Trinley Dorje đời thứ 17

ཀརྨ་པ་མཁྱེན་ནོ།

Việc thực hành quan trọng nhất trong Phật giáo Tây Tạng là Guru Yoga, thiền định và trì chú về Đạo Sư đứng đầu dòng truyền, vốn được xem là Phật sống, là hiện thân của ba thân và thập địa (năng lực phi thường). Trong truyền thống Kagyü, Đạo Sư đứng đầu là Gyalwa Karmapa và câu chú của Ngài là
ཀརྨ་པ་མཁྱེན་ནོ། Karmapa Chenno. Người ta rằng tin âm thanh của câu chú này được kết nối trực tiếp với tâm giác ngộ của Ngài Karmapa và mang phẩm chất giác ngộ cũng như mang lại sự giúp đỡ cần thiết nhất cho lợi ích của người thực hành.

Ở đây tôi muốn chia sẻ một câu chuyện về nguồn gốc của câu chú Karmapa Chenno. Câu chú Karmapa có nguồn gốc từ thời Ngài Karmapa thứ 8, Mikyo Dorje (1507-1554) trong buổi giảng dạy về Pháp “Gọi Thầy từ xa”.

(more…)

Quan Hệ Thầy Trò: Coi Thầy Là Phật Hay Giống Như Phật?

Quan điểm của Kim Cương thừa về mối quan hệ giữa thầy và trò trong giáo pháp có những điểm khác biệt với Phật giáo Đại thừa hay Phật giáo Nguyên thủy. Chính vì thế, một nữ cư sĩ Phật giáo là Julia Hengst đã đến tận Pullawari [hay Puruwala?] để gặp ngài Tát- già Pháp vương (Sakya Trizin), người đứng đầu đời thứ 41 dòng truyền thừa Sakya của Phật giáo Tây Tạng để tham vấn về vấn đề này. Cuộc trao đổi diễn ra vào tháng Hai năm 2002 sau đó đã được đăng tải trên tạp chí Mandala của tổ chức Foundation for the Preservation of the Mahayana Tradition (Quỹ Bảo tồn Truyền thống Đại thừa) số tháng Sáu và tháng Tám năm 2002. Bản dịch dưới đây do dịch giả gửi đến, VHPG xin giới thiệu với quý độc giả để tham khảo.

Julia Hengst:
Ngài từng nói rằng theo Kim Cương thừa thì người thầy được coi là Phật; nhưng trong truyền thống Đại thừa, người thầy được coi giống như Phật chứ không phải là Phật. Ngài có thể giải thích thêm về sự khác biệt này?

Sakya Trizin: Đối với mọi dòng truyền thừa, Nguyên thủy, Đại thừa và Kim Cương thừa, người thầy là rất quan trọng. Kể cả trong ý nghĩa thông thường, không có thầy chẳng ai có thể học được điều gì. Mọi cấp độ trong các dòng truyền thừa đều nhấn mạnh tầm quan trọng của người thầy. Tuy nhiên ở Nguyên thủy và Đại thừa, dù người thầy rất quan trọng, vẫn không được coi là Phật. Người thầy quan trọng như Phật, song không thực sự là Phật.

(more…)