Kim Cương Du Già Thánh Nữ (Vajrayoginī)

Tên Phạn: Vajrayoginī
Tên Tạng: Dorjé Neljorma རྡོ་རྗེ་རྣལ་འབྱོར་མ་

Người dân Tây Tạng còn thờ phượng nữ thần đầy quyền năng Vajrayoginī với toàn thân bao bọc trong vòng tròn ánh sáng lửa rực đỏ. Với bản tánh độc đoán, hăng say, mạnh mẽ, linh hoạt, Vajrayoginī là biểu tượng một người nữ độc quyền cai trị lãnh thổ riêng của nàng. Trong số các nữ thần Mật Tông, Vajrayoginī tự mình ngài lo liệu mọi việc và cầm quyền cai trị, không cần người chồng hay phụ tá giúp đỡ. Hơn thế nữa, Vajrayoginī còn mang người tình bí mật của nàng đi theo khắp nơi như là một dụng cụ lủng lẳng trên vai, và sẵn sàng dùng phép biến hóa vật đó thành người đàn ông để tùy nghi sử dụng trong mọi trường hợp cần thiết.

Lịch sử dòng truyền thừa:
 

Dòng truyền thừa của Đại thành tựu giả Tilopa

Sự trao truyền của dòng truyền thừa:

Vajrayoginī > Đại thành tựu giả Tilopa > Naropa > Marpa > Milarepa > Rechungpa > các vị trì giữ dòng truyền thừa >>> YongzinChoegon
 

Giới thiệu Bổn tôn:

Vajrayoginī là Pháp thân nữ của Phật. Ngài là vị yidam (bổn tôn thiền định) của Mật điển Tối thượng Du già – mật điển cao nhất, và xuất hiện trong nhiều thực hành mật tông. Bà xuất hiện như vị phối ngẫu của Heruka Chakrasamvara.
 

Bà là Bậc Nắm giữ Mật điển Bí mật của những giáo lý rộng lớn của Mật thừa Bí mật bao gồm dòng truyền thừa Thắng Lạc Kim Cương (Cakrasaṃvara) và Đại thủ ấn (Mahāmudrā), trực tiếp từ đức Phật Kim Cương Trì (Vajradhara).

Bà là một người trẻ trung, ở trần và nhiệt thành với Pháp. Thân bà màu đỏ tươi và bà đeo chiếc vòng đầu lâu của 51 người biểu tượng cho sự làm chủ các sự kiện tinh thần. Chân phải co lại và chân trái duỗi rộng đứng trên một cái xác chết. Một chiếc khaṭvāṅga được đặt trên vai trái bà. (xem hình ảnh)
 
 
 

Mục đích và những lợi lạc của thực hành:

Thực hành về Kim Cương Du Già thánh nữ là suối nguồn của sự gia trì.

Trong Mật điển gốc cô đọng Heruka có viết rằng, những lợi lạc có được từ việc thực hành Bổn tôn Vajrayoginī là bất khả tư nghì và rằng một ngàn lần nói ra cũng không thể liệt kê được chúng.

Sự thực hành bổn tôn Vajrayoginī là sự tổng hợp của mọi điểm tinh yếu của các giai đoạn của Mật điển. Thực hành Vajrayoginī mang đến sự gia trì nhanh chóng, đặc biệt trong giai đoan suy đồi về tâm linh này. Khi chúng ta thực hành những chỉ dẫ này một cách chính xác, chúng ta sẽ nhanh chóng nhận được sự gia trì lớn lao từ chư Phật. Sự gia trì này giúp chúng ta hiện tại, và cuối cùng sẽ đưa chúng ta đạt đế mục đích tối thượng là sự giác ngộ hoàn toàn.

Rất nhiều hành giả đã đạt được sự chứng ngộ cao nhất thông qua thực hành bổn tôn Vajrayoginī. Trong tám mươi tư đại thành tựu giả của Ấn Độ cổ, rất nhiều người đã đạt được chứng ngộ thông qua thực hành Heruka ChakrasamvaraVajrayoginī, và kể từ khi các mật điển được đưa đến Tây Tạng, rất nhiều đạo sư Tây Tạng vĩ đại đã thành tựu hoàn hảo thông qua thực hành này.


Kim Cương Thừa Phật giáo dạy rằng hai giai đoạn trong thực thành
Vajrayoginī (giai đoạn phát triển và giai đoạn hoàn thiện) vốn được dạy bởi Đức Phật Vajradhara. Ngài hóa hiện trong hình tướng của Heruka để giảng về Tantra gốc Chakrasaṃvara, và chính tantra này đã giảng giải về thực hành Vajrayoginī. Tất cả các dòng truyền thừa về Vajrayoginī đều dẫn tới nguồn gốc này. Trong những dòng truyền này, có 3 dòng được thực hành phổ biến nhất: Dòng Narokhachö được truyền từ đức Vajrayoginī tới Naripa; dòng Maitrikhacho truyền từ Vajrayoginī tới Maitripal; và dòng Indrakhacho được truyền từ Vajrayoginī tới Indrabodhi.

Vajrayoginī được quán tưởng trong thân tướng nữ 16 tuổi màu đỏ trong và đậm, với con mắt thứ ba của trí tuệ dựng đứng trên trán. Vajrayoginī thường được hình dung trong trang phục của một dakini với một con dao kim cương bên tay phải và một chén sọ người bên tay trái với đầy máu mà Người đang uống với miệng đang ngửa ra. Phối ngẫu của Người, Chakrasamvara được biểu tượng bởi một cây trượng trên vai trái của Người. Cây trượng này khảm một chày kim cương và treo một chiếc trống damaru, một cái chuông và một lá cờ ba nhánh. Chân phải của ngài dẫm lên ngực của một Kalaratri màu đỏ, trong khi chân trái dẫm lên trán của một Bhairava màu đen, ấn đầu hắn về phía sau chạm vào lưng ở khoảng ngang ngực. Đầu Ngài đeo một vương miện 5 so người và Ngài đeo một chuối vòng cổ gồm 50 đầu lâu. Ngài được miêu tả đang đứng ở trung tâm của ngọn lửa trí huệ sáng rực.

Mỗi phần của Vajrayoginīmandala đều mang một ý nghĩa tâm linh. Ví dụ, màu đỏ thân thể là biểu tượng của ánh sáng nội nhiệt Tummo. Một khuôn mặt biểu tượng rằng Ngài đã chứng ngộ mọi hiện tượng là một vị trong tính Không. Hai tay thể hiện sự chứng ngộ hai sự thật. Ba mắt thể hiện ngài có thể nhìn rõ quá khứ, hiện tại, tương lai. Ngài nhín về tịnh độ Kechara, thể hiện sự chứng đắc tịnh độ bên trong và bên ngoài, và ngài có thể dẫn những người đi theo đến chứng đắc này. Con dao cong trong tay phải thể hiện năng lực của ngài trong việc cắt đứt dòng tương tực của ảo tưởng và chướng ngại cho những người đi theo và mọi chúng sinh. Uống máu từ cốc sọ người trong tay trái thể hiện chứng ngộ của Ngài trong tịnh quang và đại lạc.

Trong thân tướng Vajravarahi, được biết đến với tên Heo Nái Kim Cương, ngài được miêu tả với một đầu lợn ở bên người như một đồ trang sức và trong một thân tướng khác là chính ngài mang đầu lợn. Vajrayoginī thường được liên hệ tới việc chiến thắng ngu si, bởi lợn tượng trưng với si trong Phật giáo.

Nguồn của bài: www.thuvienhoasen.org
Nguồn của bài: www.tuyenphap.com
Nguồn của bài: www.bachhac.net

Chia sẻ là yêu thương! - Sharing is caring!

Leave a Reply