Sự Thực Hành Pháp

Những khai thị từ đức Liên Hoa Sanh

Người không chú ý đến Pháp hình như không muốn hạnh phúc!

Đạo sư Padma lại nói: Tsogyal, điều quan trọng nhất là nỗ lực trong tu hành khi con còn trẻ. Khi con đã già con có thể muốn nghe giáo pháp nhưng lỗ tai con lại không muốn nghe. Con có thể muốn học hỏi nhưng sự chú tâm của con thì nặng đục và trí nhớ con thất thoát. Con có thể muốn đến với Pháp, nhưng thân con không thể đi hay ngồi. Con có thể muốn thực hành, nhưng sức mạnh của các đại đã tàn và con không thể tập trung. Con có thể muốn cho đi tài sản vật chất của con nhưng chúng đã bị người khác kiểm soát và con không còn đảm đương chúng. Con có thể muốn chịu khó nhọc nhưng hệ thống của con không chịu nổi sức ép. Làm cho thầy con và các bạn Pháp không vui, khi tuổi già đến, con có thể muốn thực hành nhưng không thể. Con sẽ ước ao “Phải gì tôi đã có ý chí và nguyện vọng khi tôi còn trẻ,” nhưng điều đó sẽ không giúp gì nữa cả. Đã quá trễ để hối tiếc là không thực hành Pháp gì khi con còn có thể.
Người không cảm thấy có quan tâm nào đến sự thực hành Pháp khi trẻ thì không hơn gì kẻ ngu đần!
(more…)

Phương Pháp Giúp Cho Những Vong Linh Thai Nhi Vô Tội

 

Tâm Tịnh

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát
_()_

Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát _()_

Tôi đã nhận thấy trong cộng đồng một số đã từng phá thai trong quá khứ, và họ bị dày vò khổ sở cả đời mà không biết tại sao. Dù có làm lễ Cầu Siêu, nhưng nhiều lúc vong linh thai nhi không muốn tha thứ và đi đầu thai, vì vậy cũng nên cố gắng tu hành và sám hối cho bé thai nhi không còn oán hận mình nữa.

Nếu bạn biết người thân trong gia đình hoặc bạn bè đã từng phá thai, thì bạn có thể hướn dẫn họ làm những phương pháp để cho bé thai nhi không còn oán hận và hành hạ làm khổ họ nữa.

Có 3 cách hướng dẫn sau đây:

(more…)

Mọi Thực Hành Pháp Đều Bắt Đầu Với Tình Yêu Thương

Đại Sư Garchen Triptul Rinpoche

Cốt lõi của việc thực hành Pháp là gì? Đầu tiên chúng ta được giới thiệu về bản tánh của tâm. Sau đó chúng ta cần phải nhận biết được chân tánh của mình. Một số người nói họ đã thấy bản tánh của tâm, và một số người nói họ không thể thấy được. Những người nghĩ rằng họ đã thấy được bản tánh của tâm đã có được một mức độ quán chiếu nhất định, và điều này làm cho họ tin tưởng vào chân tánh của mình. Nhưng thậm chí đối với những người nói rằng họ không nhìn thấy bản tánh của tâm mình thì những người ấy cũng vẫn sở hữu chân tánh này. Ai cũng có Phật tánh, thậm chí dù đó là con côn trùng nhỏ nhất. Nơi nào có tâm nơi đó tự nhiên có Phật, ở đây nghĩa ở có Phật tánh. Khác nhau chỉ ở chỗ chúng ta có thể nhận biết được Phật tánh của mình hay không. Do đó chúng ta cần phải tìm ra phương pháp để nhận biết được bản tánh này. Viên bảo châu duy nhất và trân quý nhất mà tất cả chư Phật trong ba thời đã truyền giảng – viên bảo châu trân quý duy nhất mà mọi chúng sinh cần trưởng dưỡng, viên bảo châu trân quý duy nhất của cả luân hồi và niết bàn – đó chính là tình yêu thương, hay tâm từ bi. (more…)

Những Khai Thị Từ Đức Liên Hoa Sanh

Padmasambhava nói: Hãy làm như vầy nếu bạn muốn thực hành chánh pháp! Giữ lời dạy của thầy trong tâm. Chớ ý niệm hóa kinh nghiệm của bạn, vì nó chắc chắn làm cho bạn bị ràng buộc hay cáu kỉnh. Ngày và đêm, hãy nhìn vào tâm mình. Nếu dòng tâm thức có chứa một hạnh xấu nào, hãy từ bỏ nó từ sâu thẳm lòng mình và theo đuổi hạnh tốt.

Hơn nữa, khi bạn thấy người khác mắc phạm điều xấu, hãy có tâm bi với họ. Chắc chắn có thể là bạn cảm thấy thích hay ghét một vài đối tượng của giác quan. Hãy vứt nó đi. Khi cảm thấy dính kết với cái gì hấp dẫn hay ác cảm với cái gì ghê tởm, hãy hiểu rằng đấy là ảo giác của tâm bạn, chúng chỉ là huyễn hóa.

Khi bạn nghe những lời thích thú hay không thích thú, hãy hiểu chúng là tiếng vang trống không, như tiếng dội. Khi bạn gặp sự bất hạnh ngặt nghèo hay thống khổ, hãy hiểu đó là chuyện xảy ra tạm thời, một kinh nghiệm không thật. Hãy nhận ra rằng tự tánh vốn sẵn đủ chẳng bao giờ cách lìa bạn.
(more…)

Mọi Sự Chính Là Tâm

Những Giáo Huấn Thực Hành về Sự Hợp Nhất của Đại Ấn và Đại Toàn Thiện
của Karma Chagmé với bình giảng của Gyatrul Rinpoche

Trong thế giới này nhiều sự nói xấu được lan truyền, và tất cả chúng đều sanh ra từ nghiệp của người ta – từ những hành động và những kết quả của chúng – với gốc rễ là tâm thức của họ. Mọi sự thay đổi, vui, buồn, sướng khổ, thương, ghét… đều do tâm thức. Mọi quan điểm đều vô thường và một cách nền tảng, chỉ là những xuất hiện của tâm thức. Thế nên, chớ chú trọng đến chúng quá nhiều. Cần chú trọng nhiều là chính tâm thức của bạn!

Trong truyền thống Đại Toàn Thiện, Guhyagarbhatantra nói rằng tinh túy không gốc rễ của mọi sự chính là tâm. Mặt khác tâm là nền tảng, hay gốc rễ, của tất cả những hiện tượng, nhưng bản thân tâm thì không có gốc rễ, hay tinh túy. Khi nói rằng toàn thể sanh tử và Niết bàn có tâm làm gốc rễ của chúng, chúng ta có thể hỏi, “Tâm là của ai? Có phải là tâm của một cá nhân không?” Câu trả lời là không; tâm của tất cả chúng sanh. Sự liên hệ của sanh tử và Niết bàn với tâm của Phật không phải là liên hệ với tâm của một vị Phật mà là với tất cả chư Phật. Những tạo tác ý niệm vô số của tâm phát triển, và do chạy theo những cái ấy, chúng ta kéo dài mãi sự hiện hữu của chúng ta trong sáu cõi sanh tử, và cũng kéo dài ba độc của tâm. Một cách cơ bản, chúng ta kéo dài sanh tử của chúng ta bằng cách bám níu vào cái không có hiện hữu đích thật mà cho là thật. Vì lý do này, đức Phật dạy Bốn Thánh Đế, hai vô ngã, tức là nhân vô ngã và pháp vô ngã, và cái thấy tánh Không. (more…)

Những Tai Hại Của Sanh Tử

Karmapa thứ Chín Wangchug Dorje, bình giảng khẩu thuyết của Beru Khyentze Rinpoche

Sau đó, nếu con không thiền định về những tai hại của sanh tử luân hồi, con sẽ không xoay chuyển khỏi sự ám ảnh hấp dẫn của nó, cũng không khai triển được những tư tưởng buông bỏ. Do như vậy, những kinh nghiệm và những huệ quán sẽ không hiện lên trong dòng tâm thức của con. Để có những cái đó, con phải thiền định về sự đau khổ của sanh tử để từ bỏ nó.

Nếu chúng sanh sanh ra trong địa ngục, họ sẽ có những khổ đau như tám địa ngục nóng, tám địa ngục lạnh, những địa ngục lân cận và những địa ngục thỉnh thoảng. Ngạ quỷ thì đói và khát. Súc sanh thì bị giết. Người thì có sanh, già, bệnh, chết. Trời thì bị rớt khỏi trạng thái của họ và thức chuyển đổi. A tu la thì có xung đột và chiến tranh. Đó là những khổ đau của sáu trạng thái tái sanh. (more…)

Năng Lực Chữa Lành của Sự Cân Bằng

Tulku Thondup

Sự cân bằng cần thiết cho cả thiền định và đời sống hằng ngày. Quá ép buộc và thúc bách chỉ tạo ra căng thẳng, cứng rắn, hoang tưởng và đau khổ. Quá buông lung hay lười biếng thành ra thiếu tập trung, thiếu sức mạnh, ảo giác, mơ tưởng hão huyền. Để biết cách thiền định như thế nào, Ngài Patrul Rinpoche khuyên chúng ta hãy lưu ý đến câu chuyện trong kinh như sau:

“A Nan, một đệ tử chính của đức Phật, dạy Shravana làm sao để thiền định. Tuy nhiên, Shravana không thể thiền định được tốt vì đôi khi tâm trí quá kềm chặt và lúc khác lại buông lỏng. Khi trường hợp này được trình lên đức Phật, Ngài hỏi Shravana: ‘Này ông, khi còn ở nhà, ông đánh đàn rất hay phải không?’

“Shravana trả lời: ‘Vâng, con đánh đàn hay.”
“Đức Phật hỏi: ‘Âm thanh hay của đàn do lên dây căng hay chùng?’
“Shravana trả lời: ‘Bạch Thế Tôn, không phải cả hai cách đó, âm thanh hay là do sự cân bằng vừa phải của dây đàn.’
“Bấy giờ, đức Phật dạy: ‘Vậy tâm của ông cũng cần phải như vậy.’
“Sau này, bằng sự thiền định một cách cân bằng vừa phải, Shravana đã đạt được thành quả của việc tu tập.” (more…)