Nghi Quỹ Hành Trì Hàng Ngày – Đức Phật Dược Sư xứ Odiyana

Orgyen Menla (Đức Liên Hoa Sanh bất khả phân với Đức Phật Dược Sư)
Nguồn hình ảnh: Buddha of Compassion Society

A very simple practice of Orgyen Menla (o rgyan sman bla), Guru Rinpoche as the Buddha of Medicine, consisting of visualization, mantra recitation and dedication of merit.
Một thực hành giản lược Orgyen Menla, Đức Phật Dược Sư trong hiện tướng Đức Liên Hoa Sanh, gồm quán tưởng, trì tụng minh chú và hồi hướng công Đức.

༄༅། །སངས་རྒྱས་སྨན་བླའི་རྒྱུན་ཁྱེར།
Daily Practice of the Buddha of Medicine
Nghi quỹ hành trì hàng ngày Đức Phật Dược Sư

by Dilgo Khyentse Rinpoche
Bởi Đạo Sư Dilgo Khyentse Rinpoche

Source of Sādhanā: Lotsawa House
Nguồn nghi quỹ: Lotsawa House

རང་ཉིད་སྐད་ཅིག་དྲན་རྫོགས་སུ། །
rangnyi kechik dren dzok su
Perfect in the instant of recollection,
Hoàn hảo từ khoảnh khắc nhớ nghĩ

ཨོ་རྒྱན་སྨན་གྱི་བླ་མ་ནི། །
orgyen men gyi lama ni
I am the Oḍḍiyāna Buddha of Medicine—
Ta là Phật Dược Sư xứ Oddiyana—

མཐིང་གསལ་སྨན་མཆོག་ལྷུང་བཟེད་བསྣམས། །
ting sal men chok lhungzé nam
Bright blue, holding supreme medicine and alms-bowl,
Thân màu xanh dương , giữ bình dược cam lồ trân quý

སྙན་ཞུ་གསང་གོས་ཕོད་བེར་གསོལ། །
nyen shyu sang gö pö ber sol
And wearing hat, undergarment, gown and cloak—
Trang hoàng bởi nội y, ngoại y cùng áo choàng

བྱིན་རླབས་གཟི་བརྗིད་ལྡན་པར་གསལ། །
jinlab ziji denpar sal
Resplendent with blessings and majestic presence.
Rạng rỡ với ân phước và hiện thân kỳ diệu (more…)

Tiễn Con Xuất Gia

Bùi Hưu (791-864) là một vị quan thanh liêm, chính trực, có tài kinh bang tế thế đời Đường. Ông chẳng những giỏi văn thơ, thư pháp mà còn là một Phật tử thâm ngộ Phật Pháp, có công đức lớn trong việc hộ trì Chánh Pháp. Bùi Hưu đắc Pháp với Thiền sư Hy Vận Hoàng Bá và biên tập những lợi khai thị của Thiền sư Hoàng Bá thành sách Hoàng Bá Truyền Tâm Pháp Yếu hay còn được gọi là Uyển Lăng Lục, một tác phẩm thiền học nổi tiếng.

Trong bài viết này, bút giả chủ yếu giới thiệu một khía cạnh đời sống học Phật của Bùi Hưu, đó là hy sinh cho con xuất gia, khuyên răn con làm tròn sứ mệnh của người tu là giải thoát giác ngộ, cũng như đạo tình và bổn phận đối với Thầy mình và các huynh đệ đồng tu. Tình Cha con giữa Tể Tướng Bùi Hưu và con trai là Trạng nguyên Bùi Văn Đức, tức Pháp sư Pháp Hải, đã trở thành một gia thoại đẹp được truyền tụng rộng rãi trong thiền môn.

Con trai của Tể tướng Bùi Hưu là Bùi Văn Đức. Ông thi đậu Trạng nguyên, đáng lý được bổ nhiệm làm quan. Nhưng theo lời khuyên của cha, Bùi Văn Đức đã bỏ tất cả công danh sự nghiệp đi xuất gia, sau này trở thành một vị Cao tăng đắc đạo, có Pháp hiệu là Pháp Hải. Đây cũng chính là nhân vật lịch sử được mượn để trở thành nhân vật tiểu thuyết Hòa thượng Pháp Hải trong Truyện Bạch Xà Thanh Xà (Bạch Xà Truyện) sau này.

Tương truyền, Pháp Hải xuất gia có cuộc sống đạm bạc, lại thêm phải tập sự lao tác vất vả. Tập khí con quan lớn, quen sống trong nhung lụa, chìu chuộng, lại thêm có lòng tự hào về tri thức của một vị tân trạng nguyên, Pháp Hải đã có những bất mãn nhất định với đời sống xuất gia kham khổ. Khi thấy Hòa thượng thầy mình tọa thiền, dịch kinh, giảng Pháp…, làm những công việc dường như rất nhàn nhã và được nhiều người kính trọng, còn mình phải hành điệu, theo chúng lao tác cực khổ, Pháp Hải đã không nhẫn nại, đề lên chỗ mình công quả hai câu thơ:

Trạng nguyên gánh nước, nấu cơm
Hòa thượng ngồi đó ăn làm sao tiêu?

Chuyện đến tai Hòa thượng trụ trì. Hòa thượng đến đọc được hai câu này, chỉ mỉm cười rồi đề hai câu thơ vào bên dưới để trả lời:

Lão tăng ngồi một nén hương
Cũng tiêu được của mười phương cúng dường!

Đọc được câu trả lời này, Pháp Hải xấu hổ, sám hối, rồi từ đó dẹp sạch tâm ngã mạn, hết lòng tu học. Nhờ sự dạy dỗ của Thầy, khích lệ và sách tấn của Cha là Tể Tướng Bùi Hưu, cuối cùng Pháp Hải trở thành một bậc cao tăng một đời!

Sự thành tựu đạo nghiệp của Pháp Hải, có công đức rất lớn của cha mình là Tể tướng Bùi Hưu. Chính Bùi Hưu là người đã khích lệ con mình là Bùi Văn Đức xuất gia. Chúng ta thử đọc bài thơ Tiễn Con Xuất Gia của Bùi Hưu:

Nén đau tiễn con vào cửa không
Căn lành con phải gắng vun trồng
Thân chớ nhiễm đời theo tài sắc
Tâm luôn giữ Đạo dẫu gai chông
Xem kinh, niệm Phật nghe Thầy dạy
Sáng Đạo đền ơn khắc ghi lòng!
Ngày sau thành bậc đại Pháp khí
Trời người tôn quý, cha đợi trông!

( Sa-môn Sakya Minh-Quang dịch)

(more…)

Kinh Hoa Nghiêm – Phẩm Thăng Lên Ðỉnh Núi Tu Di

Kinh Hoa Nghiêm
Đại Phương Quảng Phật
giảng giải
Phẩm Thăng Lên Ðỉnh Núi Tu Di
Hòa Thượng TUYÊN HÓA
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Ðịnh

— o0o —

Phẩm Thứ 13

Núi Tu Di nằm chính giữa bốn đại châu (Ðông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Bắc Câu Lư Châu), dùng kim cang làm nền móng. Trong biển có tám vạn bốn ngàn do tuần. Phía ngoài núi Tu Di là biển Hương Thủy (biển nước thơm), bao bọc núi Tu Di. Có bảy tầng biển Hương thủy chảy chung quanh, có bảy tầng núi vàng bao bọc. Phía ngoài núi vàng của tầng thứ bảy thì có biển nước mặn. Phía ngoài của biển nước mặn thì có núi Thiết Vi.

Diện tích tầng thứ hai là tám ngàn do tuần. Diện tích của tầng thứ ba là bốn ngàn do tuần. Diện tích của tầng thứ tư là hai ngàn do tuần. Lại có bốn thứ màu sắc, đó là: Màu vàng, màu bạc, màu kim cang, màu lưu ly.

Trời Tứ Thiên Vương ở lưng chừng giữa núi Tu Di. Trời Ðao Lợi ở trên đỉnh núi Tu Di. Ðỉnh núi này đều là nơi người trời và bậc Thánh nhân ở. Vì chưa lìa khỏi đất, cho nên gọi là địa cư Thiên.

Tu Di dịch là Diệu Cao. Từ hai chữ diệu cao mà nhìn, thì tòa núi này khả hữu khả vô (có thể có, có thể không). Lúc nhìn thấy thì chẳng thấy đỉnh của nó; lúc chẳng thấy thì núi vẫn sừng sững. Tại sao ? Vì là diệu cao ! Ðỉnh núi đó ngoài các vị tiên và Thánh nhân dùng thần thông mới đến được đỉnh, còn các phàm phu chẳng đến đỉnh được. Vì nó là cảnh giới diệu không thể tả, cho nên gọi là núi Diệu Cao.

Phật Thích Ca Mâu Ni, từ Điện Phổ Quang Minh thăng lên đỉnh núi Tu Di, để vì chư Thiên mà diễn nói diệu pháp của kinh Hoa Nghiêm. Song Ngài chẳng động tòa ngồi, vẫn ngồi ở dưới cội bồ đề nhập định. Ở trong định phóng quang minh, gia bị cho các Bồ Tát đại biểu diễn nói, phẩm Thăng Lên Ðỉnh Núi thuộc về thứ mười ba.

Nhĩ thời, Như Lai uy thần lực cố, thập phương nhất thiết thế giới, nhất nhất tứ thiên hạ Diêm-phù-đề trung, tất kiến Như Lai tọa ư thụ hạ, các hữu Bồ Tát thừa Phật thần lực nhi diễn thuyết Pháp, mị bất tự vị hằng đối ư Phật.

Bấy giờ, do oai thần lực của Như Lai, mười phương tất cả thế giới, mỗi mỗi tứ Thiên hạ trong cõi Diêm Phù Đề, đều thấy Như Lai ngồi dưới cội bồ đề, đều có Bồ Tát nương thần lực của Phật mà diễn nói pháp, hết thảy đều cho rằng mình luôn ở trước Phật.

Giảng: Khi nói xong hội thứ hai thì Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni hiện ra đại oai thần lực. Trong mười phương vô lượng vô biên thế giới, trong cõi Nam Diêm Phù Ðề (Nam Thiệm Bộ Châu của một tứ thiên hạ (bốn đại châu), mười phương thế giới chúng sinh, đều thấy Phật ngồi dưới cội bồ đề thành Chánh Đẳng Chánh Giác. Bên thân của mỗi vị Phật, đều có vô lượng vô biên Bồ Tát, nương đại oai thần lực của Phật, để diễn nói tất cả các pháp. Mỗi vị Bồ Tát và tất cả chúng sinh, đều nói như vầy: ‘’Phật luôn đối diện với mình mà nói pháp.’’ Ðây cũng giống như mặt trăng: Chúng sinh ở bốn hướng đông tây nam bắc, đều nói mặt trăng ở trước họ, chiếu sáng họ.

Ví như thuyền chạy ở trong biển. Thuyền chạy về hướng đông, thì cảm thấy mặt trăng đi theo họ để chiếu sáng họ. Thuyền chạy về hướng tây, thì cảm thấy mặt trăng đi theo họ để chiếu sáng họ. Thuyền đậu tại chỗ, thì cảm thấy mặt trăng trụ ở trong hư không để chiếu sáng họ. Chúng sinh cõi Nam Diêm Phù Ðề, cảm thấy Phật đang ở trước họ để vì họ nói pháp. Chúng sinh cõi Nam Diêm Phù Ðề trong mười phương thế giới, cũng đều nghĩ như thế. (more…)